Brand Logo

Ngành thép trước nỗi lo hàng nhập khẩu giá rẻ - Kỳ II: Chủ động ứng phó

07:00:00 10/27/2015


Trước thực tế khó khăn tại thị trường trong nước, bên cạnh sự chủ động của ngành thép, rất cần sự vào cuộc kịp thời của các cơ quan quản lý, hiệp hội, ngành hàng…

Tăng sức cạnh tranh

Ông Nguyễn Văn Sưa - Phó Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) - cho biết: Sức ép cạnh tranh ngày càng gia tăng đối với ngành Thép, đặc biệt khi thép Trung Quốc tràn vào Việt Nam, được bán với giá rẻ. Trong khi đó, DN thép Việt Nam chủ yếu quy mô nhỏ, năng lực công nghệ, tài chính kém… dẫn đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm hạn chế. Do đó, DN sản xuất thép trong nước trước hết phải tiết kiệm chi phí sản xuất, giảm giá thành, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Bên cạnh đó, nâng cao chất lượng, thương hiệu và khả năng cung ứng, dịch vụ sau bán hàng… Để hoàn thành những mục tiêu trên, DN thép phải đổi mới công nghệ, áp dụng kỹ thuật tiên tiến...

Tuy nhiên, việc giảm giá thành cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, không chỉ dựa vào DN. Theo ông Sưa, một số chính sách của nhà nước đang khiến giá thành thép trong nước bị đội lên.

Đơn cử như thuế tài nguyên tăng từ 12% lên 15%, thuế nhập nguyên liệu cho sản xuất thép ký quỹ 20%... Thời gian tới, khi Thông tư số 41/2015/TT- BTNMT về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất chính thức có hiệu lực thì thủ tục hành chính còn phức tạp hơn nữa. Ví dụ: Hoạt động nhập khẩu phế liệu tùy từng trường hợp sẽ do Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm thu hồi, cấp phép.

Sử dụng biện pháp phòng vệ

Theo văn bản gửi tới Bộ Công Thương, Bộ Tài chính và Bộ Khoa học và Công nghệ, VSA cho biết, phôi thép giá rẻ từ Trung Quốc vào Việt Nam tăng mạnh thời gian gần đây, tác động xấu tới thị trường trong nước. VSA đang kết hợp cùng DN, củng cố tài liệu, khi đủ căn cứ sẽ kiện chống bán phá giá, cụ thể đối với sản phẩm tôn mạ nhập từ Trung Quốc.

Dù vậy, ông Hồ Nghĩa Dũng - Chủ tịch VSA- cho rằng, thép Trung Quốc tràn vào nước ta với số lượng lớn nhưng khi đưa ra các biện pháp ngăn chặn, cần tìm hiểu và cân nhắc kỹ; phải có bằng chứng rõ ràng về việc phá giá, bán giá thấp hơn thị trường nội địa, gây tổn hại, tác động xấu đến hoạt động sản xuất- kinh doanh của DN trong nước. Bên cạnh đó, VSA khuyến cáo DN cần chủ động tiếp cận thông tin trong hội nhập bởi khi hội nhập sâu, tranh tụng thương mại càng nhiều và không thể tránh khỏi.

Về vấn đề này, Phó Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) Nguyễn Phương Nam thông tin: Thời gian tới, các cơ quan chức năng sẽ bám sát tình hình để đưa ra những biện pháp hỗ trợ tốt nhất cho DN. DN cũng cần tin tưởng và đoàn kết, chung sức vì sự phát triển của ngành Thép.

nguồn: báo công thương

TIN LIÊN QUAN

Ngành thép trước nỗi lo hàng nhập khẩu giá rẻ - Kỳ I: Nguy cơ mất thị trường...

Khi thép nội đang phải đối mặt với các vụ kiện bán phá giá ở nước ngoài thì ngay ...

Sức ép lớn với thép Việt...

Gần đây, trên báo chí có nhiều bài viết với những cái tít rất đáng ...

Đại hội Đại biểu Đảng bộ Khối DNTW thành công tốt đẹp. Đồng chí Nghiêm Xuân Đa - Bí thư ...

Trong hai ngày 14-15/10/2015, Đại hội đại biểu Đảng bộ Khối Doanh nghiệp Trung ương lần thứ II, nhiệm ...

Bản tin ISO...

Công ty cổ phần thép và vật tư xây dựng triển khai thực hiện ISO 9001:2015...

Sản xuất, tiêu thụ thép xây dựng tăng mạnh...

Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), trong tháng 11 sản xuất các sản phẩm thép của doanh nghiệp đạt ...

ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC

Điện thoại

+84 24 3537 6856


Tìm chúng tôi

Địa chỉ

P1105 - D1 Khu phức hợp Mandarin Garden – Hoàng Minh Giám – Hà Nội